Đợi Một Chút..!

Content

Thuốc Hội Chứng Tiền Đình

Tiền đình cũng là một bệnh rất thường gặp tại nhà thuốc. Cách gọi chính xác là hội chứng tiền đình hoặc rối loạn tiền đình chứ không phải bệnh tiền đình. Trong hội chứng tiền đình, không thể chỉ dùng 1 thuốc mà là sự phối hợp nhiều thuốc.

1. Tổng quan về thuốc điều trị tiền đình

Vì đây là hội chứng, mà đặc điểm của hội chứng là một tập hợp các triệu chứng và dấu hiệu đi kèm nhau mà chưa xác định được nguyên nhân cụ thể hoặc do nhiều nguyên nhân.

Như vậy chúng ta sẽ học nhóm thuốc cho bệnh này dưới dạng một phác đồ tổng quát chung bao gồm cả thuốc điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Và một số thuốc chỉ định đặc biệt khi xác định được nguyên nhân.

Một đơn thuốc hợp lý thì cần đáp ứng 3 tiêu chí

  • Giảm được triệu chứng của bệnh (là động cơ chính khiến bệnh nhân muốn dùng thuốc).
  • Khỏi nguyên nhân gây bệnh.
  • Số lượng thuốc phù hợp, không nên tham rồi kê quá nhiều loại bổ không cần thiết, hoặc kê các thuốc cùng cơ chế tác dụng.

2. Nhóm các thuốc chính

2.1 Thuốc kháng H1

Chóng mặt, trời đất quay cuồng là triệu chứng đặc trưng của tiền đình.

Thuốc kháng histamin H1 giúp ức chế tiền đình và giảm chóng mặt, buồn nôn là do chúng ức chế hoạt động của histamin tại các trung tâm thần kinh liên quan đến thăng bằng và nôn ói, đặc biệt là tại hệ tiền đình và vùng nhận cảm hóa học (chemoreceptor trigger zone - CTZ) trong não.

Giải thích cơ chế:

Hệ tiền đình (nằm ở tai trong) là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng.

Khi có sự thay đổi đột ngột trong tư thế, chuyển động hoặc tổn thương mê đạo, tín hiệu từ hệ tiền đình sẽ được gửi tới:

  • Hạt nhân tiền đình (vestibular nuclei) ở thân não.
  • Tiểu não, vỏ não, và trung tâm nôn (vomiting center).

Trong các vùng này, histamin H1 là một chất trung gian quan trọng, giúp dẫn truyền tín hiệu chóng mặt, buồn nôn, nôn.

Các thuốc kháng H1 (ví dụ: Meclizine, Dimenhydrinate, Cinnarizine...) ức chế cạnh tranh thụ thể histamin H1 tại:

  • Hạt nhân tiền đình: giảm kích thích quá mức do rối loạn hệ tiền đình.
  • Trung tâm nôn ở hành não: ức chế phản xạ nôn.

Nhờ đó, chúng làm giảm cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, nhất là khi nguyên nhân do rối loạn tiền đình (say tàu xe, bệnh Meniere...).

→ Chọn thuốc kháng H1 thế hệ 1.

2.2 Thuốc tăng tuần hoàn não

Trong điều trị bệnh lý rối loạn tiền đình, đặc biệt là tiền đình trung ương hoặc rối loạn do thiếu máu não, các thuốc tăng tuần hoàn não đóng vai trò quan trọng trong cải thiện lưu lượng máu đến não bộ và tai trong, từ đó giảm chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, suy giảm trí nhớ…

Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Betahistine, Ginkgo biloba, Flunarizine, Vinpocetin.

2.2.1 Cơ chế rối loạn tiền đình liên quan đến tuần hoàn não

Não và tai trong được nuôi dưỡng bởi các nhánh mạch nhỏ (đặc biệt là động mạch mê đạo, tiểu động mạch thân não).

Khi lưu lượng máu suy giảm (do xơ vữa, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, huyết khối nhỏ...), sẽ gây:

  • Thiếu oxy, thiếu glucose vùng tiền đình trung ương.
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh và dẫn truyền tiền đình.
  • Gây chóng mặt, xây xẩm, rối loạn dáng đi, mỏi mệt.

2.2.2 Vai trò của thuốc tăng tuần hoàn não

Tác dụng chính

Ý nghĩa trong điều trị tiền đình

Tăng lưu lượng máu não

Cải thiện nuôi dưỡng hệ tiền đình trung ương và tai trong.

Chống kết tập tiểu cầu nhẹ, chống oxy hóa

Giảm nguy cơ vi huyết khối gây thiếu máu tai trong hoặc thân não.

Cải thiện chuyển hóa tế bào thần kinh

Giúp phục hồi tổn thương thần kinh sau cơn chóng mặt cấp.

Cải thiện khả năng tập trung, giảm hoa mắt mệt mỏi

Hữu ích với bệnh nhân rối loạn tiền đình mạn tính, người lớn tuổi.

2.3 Bảng tổng hợp một số thuốc thường dùng nhất

Bảng các thuốc chính

Hoạt chất

Nhóm

Cơ chế chính

Chỉ định

Betahistine (Betaser)

Kháng histamin H1 (chống chóng mặt).

Thuốc tăng tuần hoàn não.

Chủ vận thụ thể H1 ngoại biên, đối kháng H3 trung ương → tăng lưu lượng máu tai trong

Thuốc nền tảng điều trị bệnh Meniere, tiền đình mạn

Flunarizine (Sibelium)

Thuốc tăng tuần hoàn não.

Chẹn kênh calci, giảm co mạch, giảm hưng phấn tiền đình

Phòng chóng mặt tái phát, đau nửa đầu

Ginkgo biloba (Tanakan)

Thuốc tăng tuần hoàn não.

Chống oxy hóa, giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu nhẹ. Cải thiện vi tuần hoàn, tăng oxy não

Rối loạn tiền đình do thiếu máu não

Vinpocetine

Thuốc tăng tuần hoàn não.

Giãn mạch não, tăng chuyển hóa thần kinh

Dùng trong thiếu máu não cục bộ

Cinnarizine (Stugeron)

Kháng histamin H1

Ức chế kênh Ca, kháng histamin H1

Rối loạn tiền đình do tuần hoàn kém

Dimenhydrinate

Kháng histamin H1

Kháng H1, chống say tàu xe, chóng mặt cấp

Chóng mặt do di chuyển

Acetylleucine (Tanganil)

Bổ thần kinh

Ổn định điện thế màng tế bào thần kinh ở vùng tiền đình và tiểu não.

Điều hòa dẫn truyền thần kinh trong hệ thống tiền đình trung ương.

Giúp bình ổn cảm giác thăng bằng, giảm chóng mặt do rối loạn chức năng tiền đình.

Rối loạn tiền đình cấp hoặc mạn: Chóng mặt tư thế, chóng mặt kịch phát, Bệnh Meniere, Hội chứng tiền đình trung ương (thoái hóa tiểu não, tai biến thân não...)

Vitamin B6/B12, Magie, Nootropics

Bổ thần kinh

Hỗ trợ chuyển hóa thần kinh, hỗ trợ lâu dài trong rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình mạn, tổn thương thần kinh



Mục Lục