Đợi Một Chút..!

Content

Thuốc Giảm Đau TW

Thuốc giảm đau trung ương thuộc danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt và bị quản lý rất nghiêm ngặt. Tại nhà thuốc, Codein và Tramadol là 2 hoạt chất được phép bán theo đơn vì có hoạt lực giảm đau cao nhưng ít gây nghiện hơn các thuốc khác.

1. Cơ chế chung của thuốc giảm đau trung ương

  • Tác dụng đặc hiệu lên receptor opioid.
  • Giảm đau mạnh, chọn lọc cả đau sâu nội tạng.
  • Gây ức chế hô hấp, giảm nhu động ruột.
  • An thần, gây ngủ, sảng khoái và gây nghiện.

2. Codein

2.1 Tác dụng giảm đau của Codein

  • Là tiền chất (prodrug), chuyển hóa thành morphin nhờ enzyme CYP2D6 trong gan.
  • Morphin sau đó gắn lên thụ thể µ-opioid ở hệ thần kinh trung ương → ức chế dẫn truyền cảm giác đau.
  • Tác dụng giảm đau yếu hơn morphin gấp 10 lần.
Lưu ý: Người chuyển hóa nhanh CYP2D6 có thể tăng mạnh nồng độ morphin → nguy cơ ức chế hô hấp.
  • Codein được chỉ định giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Với mục đích giảm đau Codein thường được phối hợp với Paracetamol để hiệp đồng tác dụng giảm đau và giảm liều của cả 2 hoạt chất xuống.
  • Vì là giảm đau thuộc nhóm opioid nên không có liều trần giống như NSAID, có nghĩa là càng tăng liều càng có hiệu lực giảm đau cao hơn. Tuy nhiên đối mặt với tác dụng phụ của thuốc cũng nhiều hơn.
  • Chỉ định thường gặp của dạng phối hợp này là giảm đau sau nhổ răng, giảm đau do u, ung thư (đau ở mức chưa cần dùng đến Morphin).
  • Dạng phối hợp 300mg Paracetamol + 30mg Codein cho hiệu lực giảm đau tương tự 600mg Paracetamol

2.2 Tác dụng giảm ho của Codein

Codein tác dụng lên thụ thể opioid trong hành não gây ức chế ho với các tác nhân kích thích từ đường hô hấp. Qua đó giảm tần suất và cường độ của phản xạ ho.

Làm tăng ngưỡng chịu kích thích của đường hô hấp.

2.3 Tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng Codein.

  • Buồn ngủ, không tỉnh táo, buồn nôn, nôn.
  • Táo bón do làm giảm nhu động ruột.
  • Gây nghiện (phụ thuộc vào thuốc) nếu dùng kéo dài.

2.4 Chống chỉ định của thuốc

Người suy hô hấp cấp.

Người bị nghi ngờ tắc nghẽn đường tiêu hóa bao gồm cả liệt ruột.

Câu hỏi: Codein có gây nghiện không?
Trả lời: Có. Trong cơ thể Codein được chuyển hóa một phần thành Morphin nên có tác dụng giảm đau và cũng gây nghiện nhưng kém Morphin.

3. Tramadol

Là opioid yếu, đồng thời ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin tại tủy sống.
Gắn yếu vào thụ thể µ-opioid (M1), một phần được chuyển thành chất có hoạt tính cao hơn (O-desmethyl tramadol).

Tác dụng giảm đau đa cơ chế, có hiệu quả với cả đau thần kinh và đau cơ học.

3.1 Cơ chế tác dụng của thuốc Tramadol

Hai cơ chế chính:

  • Gắn vào thụ thể µ-opioid (yếu hơn morphin nhiều lần): ức chế dẫn truyền đau.
  • Ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin tại synap thần kinh (SNRI-like) → tăng dẫn truyền giảm đau ở tủy sống.

Một phần chuyển hóa thành O-desmethyl tramadol (M1) có tác dụng mạnh hơn chất mẹ.

3.2 Tác dụng và ứng dụng lâm sàng

* Hiệu quả tốt với đau từ nhẹ đến vừa:

  • Đau sau phẫu thuật, chấn thương.
  • Đau cơ xương mạn tính.
  • Đau thần kinh (đau dây thần kinh tọa, đau do đái tháo đường…).

* Thường dùng đơn độc hoặc kết hợp với paracetamol.

4. So sánh giữa Codein và Tramadol ưu tiên trong điều trị

Tiêu chí

Codein

Tramadol

Hiệu lực giảm đau

Yếu – trung bình (sau khi chuyển hóa thành morphin)

Trung bình – mạnh (đa cơ chế tác động)

Hiệu quả với đau thần kinh

Kém hiệu quả

Hiệu quả tốt, do ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin

Giảm ho

Ưu tiên hàng đầu trong các trường hợp ho khan, ho kéo dài

Không có vai trò giảm ho

Đau sau phẫu thuật mức vừa

Có thể sử dụng, thường phối hợp với paracetamol

Ưu tiên hơn, do hiệu quả mạnh và tác dụng kéo dài

Bệnh nhân có nguy cơ động kinh

Tương đối an toàn nếu không dùng quá liều

Chống chỉ định hoặc thận trọng, có thể gây co giật

Sử dụng ở người già

Thận trọng – dễ gây buồn ngủ, táo bón

Cũng cần thận trọng, nhưng nếu dùng đúng liều sẽ an toàn hơn

Phụ nữ cho con bú

Chống chỉ định – nguy cơ chuyển hóa nhanh gây độc ở trẻ

Có thể dùng thận trọng, tuy nhiên vẫn nên tránh nếu có lựa chọn khác

Tình trạng suy gan/suy thận

Thận trọng – nguy cơ tích tụ chất chuyển hóa

Phải hiệu chỉnh liều, đặc biệt ở suy thận

Nguy cơ gây nghiện/lạm dụng

Trung bình – do có chuyển hóa thành morphin

Thấp hơn codein, nguy cơ thấp hơn về lệ thuộc

Tốc độ khởi phát tác dụng

Nhanh sau chuyển hóa

Nhanh – nhờ hấp thu tốt và có chất chuyển hóa hoạt tính

Tương tác thuốc

Ít hơn

Nhiều hơn, đặc biệt với thuốc ức chế serotonin (SSRI, IMAO...

Bảng lựa chọn thuốc ưu tiên trong từng bệnh

Tình huống bệnh lý

Thuốc ưu tiên

Lý do

Ho khan, ho kích thích

Codein

Có tác dụng trung ương ức chế trung tâm ho

Đau do chấn thương mức độ vừa

Tramadol (hoặc phối hợp)

Tác dụng mạnh hơn và hiệu quả kéo dài hơn

Đau thần kinh (đau sau zona, đau do ĐTĐ...)

Tramadol

Có thêm cơ chế ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin

Đau sau mổ, đau cấp tính mức trung bình

Tramadol

Hiệu quả mạnh hơn, ít gây táo bón hơn codein

Bệnh nhân có nguy cơ co giật

Codein (thận trọng)

Tramadol có nguy cơ cao gây co giật, cần tránh

Bệnh nhân có đột biến CYP2D6 (siêu chuyển hóa)

Tramadol

Codein có thể chuyển thành quá nhiều morphin, gây ức chế hô hấp



Mục Lục