Đợi Một Chút..!

Content

Khám Nôn và Buồn Nôn

Nôn là hiện tượng tống chất chứa trong dạ dày ra ngoài qua đường mồm, ngược lại với như động là từ dạ dày - ruột. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được. Nôn và buồn nôn có thể xảy ra liên tiếp nhau, đi đôi với nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có thể độc lập và chỉ có một triệu chứng xảy ra.

1. Tổng quan về nôn và buồn nôn

Nôn và buồn nôn là kết quả từ một loạt các hoạt động của nhiều cơ quan và bộ phận

Nôn là một hiện tượng khách quan có thể thực nghiệm gây nôn được (Ví dụ như cố tình móc họng gây nôn khi uống bia rượu), trái lại buồn nôn là cảm giác chủ quan.

Dạ dày đóng vai trò thụ động trong nôn, mà cơ cơ thành bụng đóng vai trò quan trọng để tống chất dịch dạ dày ra ngoài.

Sự co bóp của cơ thành bụng và cơ hoành dẫn đến tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng, vùng fundus và cơ trơn dạ dày thực quản mở ra, môn vị đóng lại → Chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài.

Trong quá trình nôn, nhu động thực quản lại đi ngược từ dưới lên làm cho vòm hầu đẩy lên cao ngăn cản chất dịch vào mũi hầu, đồng thời lưỡi gà đóng lại làm cho phải nhịn thở và chất dịch không vào được đường hô hấp.

2. Cơ chế của nôn và buồn nôn

2.1 Trung tâm nôn

Có hai trung tâm chi phối nằm ở hành tủy, sát sàn não thất 4.

Điều khiển cảm giác buồn nôn và nôn.

Không trực tiếp bị kích thích mà nhận tín hiệu từ các vùng khác.

  • Vùng cảm thụ hóa học.
  • Hệ tiêu hóa.
  • Hệ tiền đình.
  • Vỏ não.

Trung tâm nôn và vùng cảm thụ hóa học rất gần nhau, chúng chi phối các hoạt động của dây phế vị và các chức năng tự động.

2.2 Các nguồn gây kích thích trung tâm nôn

Nguồn kích thích

Vị trí

Vai trò

Chất trung gian chính

Vùng cảm thụ hóa học

Sàn não thất 4

Nhạy cảm với thuốc, độc chất trong máu

Dopamin, Serotonin, Substance P

Hệ tiêu hóa

Dạ dày, ruột

Khi căng, viêm, nhiễm khuẩn

Serotonin

Tiền đình

Tai trong

Say tàu xe, rối loạn thăng bằng

Histamin H1, Acetylcholin (M1)

Vỏ não

Não bộ cao hơn

Cảm xúc, lo âu, mùi khó chịu, ký ức xấu

Không đặc hiệu, nhiều yếu tố tâm lý.

2.3 Quá trình buồn nôn và nôn

* Giai đoạn kích thích

  • Khi có các tác nhân kích thích tại mục 2.2 ở trên sẽ gửi tín hiệu thần kinh hoặc hóa học đến trung tâm nôn.
  • Như hệ tiêu hóa sẽ đi qua dây thần kinh X.
  • Tiền đình sẽ đi qua dây VIII.

* Giai đoạn kích hoạt

Khi tín hiệu đủ mạnh → trung tâm nôn được kích hoạt.

* Giai đoạn xử lý và phát lệnh

Trung tâm nôn gửi lệnh đến cơ quan đáp ứng

* Giai đoạn nôn

Chuẩn bị nôn

  • Giảm nhu động dạ dày - ruột.
  • Mở cơ môn vị → thức ăn có thể trào ngược.
  • Đóng nắp thanh quản, mở môn vị thực quản dưới.

Buồn nôn

  • Cảm giác khó chịu, mơ hồ vùng thượng vị và họng.
  • Đổ mồ hôi, tăng tiết nước bọt, tim đập nhanh.

Nôn

  • Co cơ bụng, cơ hoành và dạ dày.
  • Tống dịch và thức ăn trong dạ dày ra ngoài qua miệng.
Lưu ý: Quá trình buồn nôn và nôn này rất giống với quá trình dẫn truyền → đáp ứng đã trình bày trong hệ cảm giác của học phần giải phẫu.

3. Một số nguyên nhân gây nôn thường gặp

3.1 Nguyên nhân tại bộ máy tiêu hóa

Mắc các bệnh gây tắc hẹp ống tiêu hóa

  • Hẹp thực quản.
  • Hẹp môn vị do loét, ung thư, xoắn dạ dày.
  • Tắc ruột do khối u, lồng ruột, giun…

Bệnh gây viêm cấp ống tiêu hóa

  • Viêm dạ dày cấp do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
  • Viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn, viêm ruột thừa.

Bệnh ở gan, mật, tụy

Sỏi mật, giun chui ống mật, viêm tụy cấp, sỏi tụy… Nôn là phản xạ do đau bụng cấp.

3.2 Những bệnh ở trong ổ bụng (không kể bộ máy tiêu hóa)

  • Bệnh ở màng bụng: viêm phúc mạc cấp do thủng dạ dày, thủng túi thừa đại tràng…
  • Có thai, chửa ngoài dạ con vỡ, đau bụng kinh, u nang buồng trứng xoắn…
  • Sỏi thận, niệu quản đang lên cơn đau.
  • Chấn thương ổ bụng.
  • Bệnh mạch máu: nhồi máu mạc treo.

3.3 Nguyên nhân nằm ngoài bộ máy tiêu hóa, ngoài ổ bụng

Bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim, cơn hạ huyết áp, cơn cao huyết áp.

Bệnh ở bộ máy thần kinh trung ương:

  • Viêm não.
  • Khối u não.
  • Chảy máu não.
  • Phù não.
  • Viêm màng não.

Chứng đau đầu và đau nửa đầu

  • Chảy máu màng não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Động kinh nội tạng (dạ dày).

Bệnh tâm thần

  • Loạn thần kinh chức năng.
  • Tâm thần phân liệt.

Nhiễm độc

  • Ngoại sinh: Như thuốc trừ sâu, chì, CO,...
  • Nội sinh: Hôn mê toan hóa do đái tháo đường, hôn mê do suy gan; hôn mê do ure máu cao…

Bệnh của hệ thống nội tiết

  • Cơn suy thượng thận cấp, cường giáp, cơn tetani trong suy cận giáp trạng.

Bệnh của tai mũi họng

  • Hội chứng tiền đình.
  • Say tàu biển hoặc máy bay.
  • Bệnh Meniere.
Mở rộng: Đối với nhà thuốc, thường gặp nhất đó là nôn do say tàu xe và mọi người muốn chủ động để ngăn chặn. Nôn do say tàu xe có thể đến từ:
  • Mùi (mùi xăng dầu của xe, mùi cơ thể của nhiều người hòa trộn với nhau).
  • Rung lắc ảnh hưởng đến giữ thăng bằng của tiền đình.
  • Khung cảnh chuyển động bên ngoài gây chóng mặt.
Mỗi người sẽ có một nguyên nhân chính gây say xe và qua đó cũng sẽ có phương pháp không dùng thuốc để khắc phục. Như đeo khẩu trang, cho miếng gừng, vỏ quýt vào khẩu trang để lấn át mùi. Ngồi phía đầu xe sẽ giảm rung lắc hơn phần cuối xe. Không nhìn sang 2 bên mà chỉ nhìn thẳng.

4. Khai thác thông tin đặc điểm của nôn trên bệnh nhân

Ngoài những triệu chứng buồn nôn và nôn có đồng thời song song có các triệu chứng khác như:

  • Da tái xanh, vã mồ hôi.
  • Mạch chậm.
  • Sặc và ho chứng tỏ chất dịch đi vào đường hô hấp, nếu nhiều có thể gây khó thở, tắc thở rất hay gặp nếu người bệnh hôn mê.

4.1 Đặc điểm của nôn

  • Thời gian xảy ra nôn: Buổi sáng lúc đói → có thai, uống rượu bia tối qua.
  • Ngay sau khi ăn (tắc ở trên cao) hoặc chậm (nguyên nhân tắc ở thấp hoặc tắc đã lâu).
  • Nôn vọt hay gặp trong trường hợp khối u não (tăng áp lực sọ não) viêm màng não.
  • Số lần nôn.

4.2 Đặc điểm của chất nôn

  • Khối lượng: Nhiều ít.
  • Mùi.
  • Màu sắc.
  • Chất nôn
  • Dịch vị đơn thuần.
  • Dịch mật: màu vàng.
  • Có mủ: vỡ áp xe gan vào dạ dày.
  • Có lẫn máu tươi hoặc đen.
  • Có dị vật: sỏi, giun…
  • Thức ăn chưa tiêu
Mục Lục