Đợi Một Chút..!

Content

Khám Hạch To

Hạch là gì? Hạch có vai trò gì với cơ thể? Cần xem lại bài học “Hệ bạch huyết” của học phần “Giải phẫu” vì nội dung bài này chỉ đề cập đến vấn đề tại sao hạch lại sưng to và phân biệt sưng hạch với các bệnh lý khác.

 

1. Nguyên nhân gây hạch sưng to là gì?

Hệ thống hạch trong cơ thể được chia ra làm nhóm hạch ngoại vi, nhóm hạch nội tạng, các tổ chức lympho ngoài hạch.

Để bệnh nhân có thể cảm nhận, sờ được hạch bị sưng lên thì đó là các hạch ngoại vi và thường gặp nhất ở các vị trí cổ (dưới hàm), nách, bẹn,...

1.1 Cơ chế gây to hạch

  • Tăng sinh phản ứng các nang lympho do nhiễm khuẩn, nhiễm virus…
  • Xâm lấn tổ chức hạch bởi các tế bào ung thư: Bệnh Leukemia cấp và mạn, ung thư các tạng liên quan đến nhóm hạch…
  • Do bệnh lý ác tính từ các nang lympho ở hạch (U lympho non-Hodgkin) hoặc từ tổ chức liên kết tại hạch (bệnh Hodgkin).
  • Do sung huyết tại hạch.
  • Do bệnh lý chuyển hóa, bệnh sarcoidose…

1.2 Hạch to cấp tính

Hạch to đơn độc

Nhiều hạch to

Thường do nhiễm khuẩn tại chỗ:

  • Viêm tai-mũi-họng
  • Tổn thương răng
  • Viêm tĩnh mạch
  • Tổn thương viêm vùng dương vật, rìa hậu môn…

Thường do nhiễm:

  • Virus
  • Ký sinh trùng
  • Vi khuẩn
  • Leukemia cấp
  • Thuốc Hydantoine

 

1.3 Hạch to mạn tính

Hạch to đơn độc

Nhiều hạch to

Thường liên quan đến tổn thương của vùng dẫn lưu:

  • Hạch cổ/nền cổ: khối u thanh quản, thực quản, tuyến giáp.
  • Hạch thượng đòn trái (hạch Troisier): ung thư đường tiêu hóa, thận, tuyến tiền liệt, tinh hoàn và u trung thất.
  • Hạch thượng đòn phải: ung thư phế quản và u trung thất.
  • Hạch nách: ung thư vú.
  • Hạch bẹn: ung thư cơ quan sinh dục, hậu môn, giang mai cũ.

Bệnh lý nhiễm khuẩn gây hạch to mạn tính sau biểu hiện toàn thân: Toxoplasma, giang mai, HIV…

Leukemia mạn dòng lympho

Bệnh lý ác tính khác: di căn, Hodgkin, u lympho non Hodgkin…

Các bệnh lý khác: lupus ban đỏ hệ thống.

2. Chẩn đoán hạch to

2.1 Dấu hiệu lâm sàng

Những câu hỏi về tiền sử và thăm khám chung

  • Thời gian xuất hiện: Để xác định hạch to mạn tính hay cấp tính.
  • Các dấu hiệu khu trú xung quanh vùng hạch to: viêm da, các vết nhiễm khuẩn…
  • Dấu hiệu toàn thân: sốt, ra mồ hôi trộm, chán ăn, gầy sút…
  • Tiền sử dùng thuốc, các yếu tố dịch tễ liên quan đến nhiễm virus (du lịch, nguy cơ nhiễm HIV…).

Khám hạch

  • Vị trí của hạch: Hạch to ở dưới hàm, hai bên cổ, hố thượng đòn, nách, bẹn, hạch ung thư, hạch trong Hodgkin, hạch ở bẹn thường nghĩ đến bệnh da liễu, ung thư hạch.
  • Kích thước hạch.
  • Số lượng hạch trong cùng nhóm hạch.
  • Bề mặt hạch: nhẵn hoặc gồ ghề.
  • Mật độ hạch: mềm, chắc hoặc rắn. Hạch mềm - hạch lao giai đoạn đầu, hạch viêm. Hạch rắn - hạch ung thư. Hạch có mật độ chắc - bệnh bạch huyết.
  • Độ di động của hạch: di động dễ, kém hoặc không di động. Cần xác định xem các hạch có dính với nhau, với da hoặc tổ chức dưới da không. Hạch trong bệnh bạch huyết di động rõ ràng, hạch này tách rõ hạch kia. Đối với hạch ung thư thường dễ di động trong giai đoạn đầu nhưng sau dính vào da và tổ chức sâu, nên khó di động.
  • Hạch có biểu hiện viêm (sưng - nóng - đỏ - đau) không.
  • Hình thể: Hạch tròn, đầu nhẵn gặp trong bệnh lao hạch, ung thư do dính vào nhau hoặc vào tổ chức chung quanh nền thường không đều.
  • Đau: Hạch viêm thường đau, nóng. Hạch ung thư và trong các bệnh khác thường không đau, nhưng khi hạch phát triển chèn ép vào thần kinh gây đau cả vùng đó.

2.2 Chẩn đoán phân biệt

  • Hạch to cần được chẩn đoán phân biệt với các khối u ở vị trí gần với vị trí của hạch như u mỡ, thoát vị bẹn…
  • Gặp ở vị trí khác nhau, không phải đường đi của hạch: u xơ, u mỡ, u thần kinh nang,...
  • Ở vùng cổ: các khối phồng động mạch cảnh (u đập theo nhịp mạch), u tuyến giáp hoặc tuyến nước bọt…
  • Ở nách : áp xe lạnh, u xương sườn…
  • Ở bẹn: thoát vị bẹn (to lên khi ho)...

Hạch to là triệu chứng thường gặp của các bệnh nội khoa và các bệnh về máu. Nếu hạch to do viêm nhiễm thì điều trị khỏi, không để lại biến chứng. Nếu do nguyên nhân ác tính thì tiên lượng xấu.

Mục Lục