Đợi Một Chút..!

Content

Khám Đau Đầu

Khi tiếp nhận bệnh nhân đau đầu dược sĩ cần tiến hành khai thác bệnh sử chi tiết và khám lâm sàng toàn diện nhằm phân biệt đau đầu nguyên phát với đau đầu thứ phát trong đó đau đầu thứ phát có thể là biểu hiện của các bệnh lý nặng (xuất huyết não, viêm màng não, u não...).

1. KHAI THÁC BỆNH SỬ CHI TIẾT

1.1 Hỏi triệu chứng chính

Yếu tố

Gợi ý khai thác

Vị trí

Khu trú (một bên, vùng trán, chẩm...) hay lan tỏa.

Tính chất

Nặng như bóp siết, giật mạch, âm ỉ, nhói buốt…

Cường độ

Nhẹ – vừa – nặng (đánh giá theo thang điểm VAS 0–10).

Thời điểm khởi phát

Cấp tính, từ từ, tái phát…

Thời gian kéo dài

Vài phút, vài giờ, liên tục, từng cơn.

Tần suất

Mỗi ngày, hàng tuần, hàng tháng…

Yếu tố khởi phát

Gắng sức, căng thẳng, thiếu ngủ, ánh sáng mạnh, hành kinh…

Yếu tố giảm nhẹ

Nghỉ ngơi, nằm yên, dùng thuốc gì hiệu quả?

Triệu chứng đi kèm

Buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng (photophobia), sợ âm thanh (phonophobia), sốt, rối loạn thị giác, yếu liệt, cứng gáy, rối loạn ý thức…

 

1.2 Tiền sử và yếu tố nguy cơ

Nội dung

Mục tiêu

Tiền sử đau đầu

Mới xuất hiện hay đau đầu mạn tính tái phát.

Bệnh lý mạch máu

Tăng huyết áp, đột quỵ, dị dạng mạch máu não.

Bệnh lý nội khoa khác

U não, nhiễm trùng, bệnh tự miễn.

Sử dụng thuốc

Thuốc ngừa thai, nitrate, kháng đông, thuốc giãn mạch…

Tiền sử gia đình

Đau nửa đầu (migraine) có tính di truyền.

Yếu tố tâm lý

Stress, trầm cảm, lo âu.

Chấn thương đầu

Có thể gây đau đầu thứ phát sau chấn thương sọ não.

 

2. KHÁM LÂM SÀNG TOÀN DIỆN

2.1 Khám thần kinh

  • Khám tri giác (GCS), phản xạ, vận động, cảm giác.
  • Dấu hiệu thần kinh định vị: liệt nửa người, thất điều, nói khó, nhìn đôi...
  • Dấu màng não: cứng gáy, Kernig, Brudzinski → nghi viêm màng não, xuất huyết dưới nhện.
  • Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: phù gai thị, nôn vọt, đau đầu tăng khi cúi đầu.

2.2. Khám tổng quát

  • Sốt: gợi ý nhiễm trùng.
  • Tăng huyết áp: nguy cơ xuất huyết não.
  • Thăm khám mạch cổ, tim mạch, mắt: tìm dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, viêm động mạch thái dương.

3. CẢNH BÁO ĐAU ĐẦU NGUY HIỂM (RED FLAGS)

Câu hỏi: Red Flags là gì?
Trả lời: Red Flags - cờ đỏ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, trong y khoa là những triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng cho thấy nguy cơ có một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, tiềm ẩn hoặc đe dọa tính mạng, từ đó yêu cầu khám xét kỹ lưỡng hơn, chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời. Và tất nhiên, đầu chứa não là cơ quan trung ương quan trọng nên không thể thiếu thuật ngữ này.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, cần loại trừ đau đầu thứ phát nghiêm trọng:

RED FLAGS (SNOOP mnemonic)

Ý nghĩa

S – Systemic symptoms

Sốt, sút cân, ung thư, HIV

N – Neurologic symptoms

Yếu liệt, co giật, rối loạn ý thức

O – Onset sudden

Khởi phát đột ngột – “sét đánh” (thunderclap headache)

O – Older age

> 50 tuổi mới xuất hiện đau đầu

P – Previous headache history

Đau đầu thay đổi về đặc điểm, tần suất, cường độ

Lưu ý: Nếu có dấu hiệu “Red Flags” cần thông báo bệnh nhân nên vào viện ngay.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT và THỨ PHÁT

4.1 Đau đầu nguyên phát

Loại

Đặc điểm

Đau nửa đầu (migraine)

Đau một bên, giật mạch, kèm buồn nôn, sợ ánh sáng, thường gặp ở phụ nữ trẻ, có thể có tiền triệu (aura).

Đau đầu căng thẳng (tension-type)

Lan tỏa, bóp siết, không giật mạch, không buồn nôn, không sợ ánh sáng.

Đau đầu chuỗi (cluster headache)

Đau một bên mắt, dữ dội, kèm chảy nước mắt, nghẹt mũi, xảy ra thành từng cụm, thường ở nam giới.

4.2 Đau đầu thứ phát (cần loại trừ sớm)

Nguyên nhân

Gợi ý

Xuất huyết dưới nhện

Đau đầu đột ngột dữ dội, “chưa từng gặp”, cứng gáy.

Viêm màng não, viêm não

Sốt, đau đầu, nôn, rối loạn tri giác, co giật.

Tăng huyết áp cấp cứu (crisis)

Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, tăng huyết áp > 180/110mmHg.

U não

Đau đầu tăng dần, sáng sớm, kèm nôn, giảm thị lực, phù gai thị.

Đau đầu sau chấn thương

Mới bị ngã, có thể có máu tụ dưới màng cứng.

Viêm động mạch thái dương

Người > 50 tuổi, đau vùng thái dương, tăng máu lắng.

Lưu ý: Đau đầu ngoài những nguyên nhân kể trên còn có thể đến từ nguyên nhân do thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh gây đau và chèn ép mạch máu lên não gây thiếu máu não gây đau.

5. CẬN LÂM SÀNG (nếu có chỉ định)

Xét nghiệm/Chẩn đoán hình ảnh

Mục tiêu

CT não không cản quang

Phát hiện xuất huyết não, khối u, máu tụ.

MRI não

Phát hiện tổn thương chất trắng, u, viêm não.

Chọc dịch não tủy

Chẩn đoán viêm màng não, xuất huyết dưới nhện.

Xét nghiệm máu

CRP, công thức máu, VS, chức năng gan – thận – tuyến giáp.

Đo huyết áp, ECG

Phát hiện tăng huyết áp ác tính, bệnh tim mạch phối hợp.

 

Mục Lục