Đợi Một Chút..!

Content

Khám Ngứa Da

Khi tiếp nhận một bệnh nhân than phiền ngứa da, gần như sẽ không bao giờ có chuyện đó chỉ các tổn thương trên da là mới có và được mô tả giống trong các sách da liễu mà bệnh nhân có thể đã gãi tạo ra các tổn thương mới, bôi, đắp các loại thuốc từ đông sang tây làm khó khăn trong việc chẩn đoán.

Ở nội dung bài này sẽ đề cập đến cách tiếp nhận chung và những chẩn đoán sơ bộ, cần thiết học kỹ học phần “Bệnh da liễu” và nếu đánh giá mức độ nặng, nghi ngờ bệnh nguy hiểm cần thiết đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám cẩn thận hơn.

1. Khai thác bệnh sử của bệnh nhân

1.1 Tiền sử cá nhân và gia đình

  • Tiền sử dị ứng: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính?
  • Bệnh lý nội khoa: Suy gan, thận, đái tháo đường, ung thư, cường giáp...?
  • Dùng thuốc gần đây: Kháng sinh, thuốc cao huyết áp, opioid...?
  • Tiền sử bệnh da liễu: Viêm da cơ địa, vảy nến, nấm da...?
  • Yếu tố dịch tễ: Tiếp xúc người bị ghẻ, sống tập thể, thú nuôi?

1.2 Đặc điểm cơn ngứa

  • Vị trí: Khu trú hay lan tỏa? (ví dụ: ở tay, vùng kẽ, toàn thân…)
  • Thời điểm xuất hiện: Ngứa nhiều về đêm? Có liên quan đến thời tiết, stress?
  • Tính chất: Ngứa âm ỉ hay dữ dội? Có gây mất ngủ, ảnh hưởng sinh hoạt?
  • Yếu tố khởi phát/kích thích: Sau tắm, khi ra nắng, ăn thực phẩm nào? Dùng thuốc gì gần đây?
  • Thời gian kéo dài: Mới bị vài ngày hay mạn tính (trên 6 tuần)?
  • Triệu chứng đi kèm: Có nổi ban, mẩn đỏ, mụn nước, chảy dịch, tróc vảy, sốt...?

2. Khám lâm sàng da liễu

2.1 Quan sát tổn thương da

  • Không có tổn thương sơ phát: Có thể là ngứa do nguyên nhân toàn thân hoặc thần kinh.
  • Có tổn thương ban đầu: Gợi ý nguyên nhân da liễu (ghẻ, viêm da, nấm, vảy nến...).
  • Tổn thương do gãi: Gãi tạo vết xước, liken hóa, sẩn da, nhiễm trùng thứ phát.
  • Vị trí đặc hiệu: Kẽ ngón tay, bìu: ghẻ; Da đầu, khuỷu: vảy nến; Cẳng chân: da khô, người lớn tuổi.

2.2 Khám toàn thân

  • Gan to, vàng da → bệnh gan mật (xơ gan, ứ mật).
  • Phù, tăng huyết áp → bệnh thận (HC thận hư).
  • Hạch to, gầy sút cân → lymphoma, ung thư.
  • Khô da, da dày sạm → suy giáp.
  • Dấu hiệu thần kinh → ngứa thần kinh.

3. Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây ngứa

3.1 Nguyên nhân tại da

Bệnh

Gợi ý

Ghẻ

Ngứa tăng về đêm, kẽ ngón tay, có mụn nước, lằn ghẻ.

Nấm da

Hồng ban hình vòng, bờ viền rõ, tróc vảy.

Viêm da cơ địa

Tiền sử dị ứng, da khô, ngứa tái phát.

Vảy nến

Mảng đỏ có vảy trắng dày, đối xứng 2 bên cơ thể.

Mề đay

Sẩn phù, di chuyển nhanh, ngứa dữ dội.

Chàm (eczema)

Da đỏ, bong tróc, có thể rỉ dịch.

3.2 Nguyên nhân toàn thân

Hệ cơ quan

Nguyên nhân

Gan

Xơ gan, ứ mật, sỏi mật, viêm gan.

Thận

Suy thận mạn, hội chứng thận hư.

Máu – ung thư

Lymphoma Hodgkin, bệnh bạch cầu.

Nội tiết

Suy giáp, đái tháo đường.

Ký sinh trùng

Giun sán (giun đũa, sán lá gan...).

Thần kinh

Đau dây thần kinh liên sườn, zona sau khỏi.

Tâm thần

Ngứa do lo âu, stress kéo dài.

 

Câu hỏi: Ngứa trên da nguyên nhân thường gặp nhất là vấn đề về gan và nhiễm ký sinh trùng. Nguyên nhân tại sao.
Trả lời: Gan là cơ quan đào thải chất độc chính của cơ thể. Ký sinh trùng sinh ra độc tố và luân chuyển trong máu. Các độc tố từ việc gan không đào thải được hoặc từ ký sinh trùng có thể theo máu đến da, gây kích thích các thụ thể ngứa ở da → ngứa.

4. Nếu không chẩn đoán được bệnh gì thì nên tư vấn thế nào cho bệnh nhân

Như mở đầu bài học, các tổn thương trên da sẽ không được “đẹp” - có nghĩa là giữ nguyên trạng thái ban đầu mà đã bị thay đổi do thuốc bôi, tác động gãi nên việc không chẩn đoán được là chuyện bình thường. Nhưng với vai trò là dược sĩ thì không thể nào nói tôi không biết anh/chị bị bệnh gì được.

Vậy mình cần xử lý ra sao để không bán sai thuốc hoặc không để mất niềm tin với bệnh nhân.

* Xác định động cơ chính của bệnh nhân đến nhà thuốc đó là ngứa → chắc chắn phải có thuốc kháng H1 cho bệnh nhân sử dụng nếu không có chống chỉ định.

* Các tổn thương trên da chắc chắn sẽ có vết thương hở do gãi → nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng → dd sát khuẩn trên da hoặc kem bôi có khả năng kháng khuẩn như Nano Bạc, kẽm oxyd…

Nếu như trường hợp khó, đặc biệt là ngứa toàn thân dược sĩ không có một chẩn đoán cụ thể nào cả thì có thể đề cập trước đến một số nguyên nhân gây ngứa như do bệnh về gan, nhiễm ký sinh trùng… cần phải khám để loại trừ các nguyên nhân đó trước nếu không có bôi thuốc mãi cũng không khỏi.

Như vậy sẽ vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và vẫn xây dựng được niềm tin về chuyên môn của mình.

Mục Lục