Đợi Một Chút..!

Content

Bệnh Viêm VA

Bệnh Viêm VA là bệnh phổ biến ở trẻ em 2-4 tuổi có biểu hiện giống như một số bệnh đường hô hấp thông thường như cảm lạnh, cảm cúm. Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Nhận biết đúng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm VA đến từ nhiễm lạnh hoặc do virus.

Các Virus thường gặp gây viêm VA là Adenovirus, Rhinovirus, Influenza virus… Ngoài Virus viêm VA cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn như Streptococcus pyogenes, Haemophilusinfluenzae

2. Triệu chứng của bệnh.

Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 4 tuổi hay tái phát nhiều lần.

Bệnh có biểu hiện giống với cảm lạnh và cảm cúm thông thường:

  • Sốt vừa hoặc sốt cao.
  • Chảy nước mũi nhầy hoặc xanh.
  • Ho: Ban đầu thường là ho khan, nhưng trẻ thường nuốt dịch từ mũi xuống họng nên sẽ có cả đờm nhầy.
  • VA có thể sưng to, gây tắc nghẽn đường thở nên bé có thể gặp tình trạng khò khè, khó thở, cần thở bằng miệng.
  • Đối với trẻ nhỏ sẽ thấy trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn.

3. Tiến triển và biến chứng.

Bệnh thường sẽ tự khỏi dựa vào sức đề kháng của bé. Trường hợp có biến chứng có thể là viêm tai giữa, viêm thanh - khí quản

4. Điều trị.

Để chẩn đoán chính xác bệnh ngay từ những biểu hiện đầu tiên là điều không thể và việc chẩn đoán cũng không mang lại nhiều giá trị trong điều trị.

Phác đồ điều trị tối ưu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng.

  • Hạ sốt: Ưu tiên dùng Paracetamol, tính liều theo cân nặng.
  • Chảy nước mũi: Dịch trong chảy nhiều có thể dùng kèm kháng H1, dịch nhầy đặc có thể thêm thuốc long đờm. Kết hợp thêm các dung dịch nhỏ/xịt mũi như nước muối sinh lý hoặc dạng có thành phần kháng viêm. Cân nhắc sử dụng sản phẩm có kháng sinh.
  • Cho bé uống thêm tpcn có công dụng nâng cao sức đề kháng như Vitamin C, kẽm, Vitamin tổng hợp, Betaglucan, thymomodulin,...
  • Thuốc giảm ho chống viêm nếu cần.
  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi tiến triển bệnh nặng hơn và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Nạo VA là chỉ định với viêm VA mạn tính tái phát nhiều lần hoặc gây biến chứng, nguy hiểm có ngưng thở khi ngủ.

Trong quá trình bệnh, cần chú ý thường xuyên vệ sinh tai mũi họng với nước muối sinh lý hoặc các dạng xịt cao cấp hơn như xịt keo ong, xịt sinh học, xịt thảo dược để giảm bớt triệu chứng và giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.

5. Phòng bệnh

Vì bệnh thường gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi là độ tuổi trẻ đến trường mẫu giáo, là môi trường tập trung đông người và dễ phát sinh mầm bệnh.

Và bệnh lây qua đường hô hấp nên khó để phòng tránh với những phương pháp cơ học thông thường.

Chủ động phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu hơn bằng cách tiêm phòng vaxcin phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng tpcn đặc biệt là khi giao mùa thời tiết thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh.

Mục Lục