Đợi Một Chút..!

Content

Bệnh Viêm Tai Giữa

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi do cấu trúc tai chưa hoàn thiện, là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại khoang tai giữa dễ dẫn tới những biến chứng nặng.

1.Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Sau viêm nhiễm ở đường hô hấp: Cảm lạnh, viêm mũi họng nhất là viêm VA. Virus hoặc vi khuẩn có thể lan đến tai giữa.

Tắc vòi nhĩ: Vòi nhĩ là bộ phận nối giữa tai và họng bị tắc do viêm nhiễm khiến dịch không thoát ra ngoài được, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Yếu tố phụ: Hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường.

2. Triệu chứng của viêm tai giữa.

Viêm tai giữa rất dễ nhận biết vì các biểu hiện đặc trưng và tách biệt, nên không bị nhầm với các bệnh đường hô hấp hay bệnh lý khác..

  • Đau tai: Cảm giác đau nhói trong tai và ngày càng tăng, đau sâu trong tai và có thể lan ra sau tai ở vùng thái dương. Đau tăng lên khi nằm xuống.
  • Sốt cao, mệt mỏi. Ở trẻ nhỏ có thể kèm theo tiêu chảy, buồn nôn.
  • Giảm thính lực: Nghe kém, ù tai trong giai đoạn ứ dịch
  • Chảy mủ tai: Dịch mủ ứ đọng trong tai làm tăng áp lực lên màng nhĩ. Màng nhĩ thủng làm thoát dịch chảy ra ngoài. Sau khi vỡ mủ, các triệu chứng trên sẽ giảm đi.

3. Điều trị viêm tai giữa

Khó khăn trong điều trị viêm tai giữa ở việc đánh giá được giai đoạn tiến triển của bệnh và ngăn cho bệnh không tái nhiễm.

Ở giai đoạn ứ dịch, triệu chứng chủ yếu là đau tai và sốt nên ưu tiên điều trị triệu chứng. Cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm, giảm phù nề.

Nếu lượng dịch trong tai quá nhiều nhưng màng nhĩ chưa thủng để thoát dịch ra cần chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ rồi tiến hành vệ sinh thuốc sát khuẩn.

Nếu phải sử dụng kháng sinh cần lựa chọn kháng sinh tập trung vào tác nhân gây bệnh, đầu tay là nhóm Beta-lactam với liều dùng cao.

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

Được chia ra thành 2 nhóm

  • Khi màng nhĩ bị thủng: Kháng sinh có tính an toàn cao và ít độc đến thính giác: Nhóm Quinolon (Ofloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin). Không dùng kháng sinh nhóm Aminoglycosid (Tobramycin, Neomycin) vì gây độc đến thính giác.
  • Khi màng nhĩ chưa bị thủng: Thuốc có thành phần kết hợp kháng sinh và kháng viêm cho tác dụng tại chỗ. Thuốc nhỏ tai chứa chất gây tê.
Lưu ý: Trên thị trường có những sản phẩm nhỏ tai chiết xuất tự nhiên có công dụng kháng viêm, giảm đau, giảm kích ứng, nhanh lành vết thương, được dùng phối hợp trong điều trị viêm tai giữa. Các sản phẩm rất là tốt, tuy nhiên thường chỉ sử dụng được khi màng nhĩ chưa thủng, còn khi đã thủng thì không sử dụng được. Đây cũng là một điểm lưu ý mà dược sĩ tại nhà thuốc có thể bị sót thông tin và để biết được màng nhĩ có thủng hay không là không thể quan sát bằng mắt thường.
Câu hỏi: Tại sao viêm tai giữa khó điều trị dứt điểm?
Trả lời: Khả năng tái nhiễm của viêm tai giữa rất cao. Như chúng ta đã biết Tai - Mũi - Họng là liên thông với nhau. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ít đến từ bên ngoài mà chủ yếu đến từ sự xâm nhập từ bên trong của virus - vi khuẩn qua con đường chung đó. 
Tuy cấu trúc của tai có khả năng ngăn nước chảy vào sâu bên trong và bình thường có vào cũng ít gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu đang bị viêm tai giữa sẵn rồi việc để nước vào tai có thể sẽ làm bệnh dù đang sắp khỏi sẽ bắt đầu lại một chu trình mới.

Như vậy nếu bệnh nhân bị viêm tai giữa cần xác định thêm họ có đang bị bệnh lý đường hô hấp nào khác nữa không, nếu có cần điều trị dứt điểm để ngăn chặn nguồn lây nhiễm

 

Mục Lục