Đợi Một Chút..!

Content

Hệ Cảm Giác

Tất cả những sự vật, sự việc từ bên ngoài được cơ thể tiếp nhận và truyền đến não để phân tích và gửi tín hiệu ngược trở lại. Và hệ đóng vai trò là cơ quan tiếp nhận đầu tiên các tín hiệu thông tin từ bên ngoài đó chính là hệ cảm giác.

1. Đường dẫn truyền cảm giác

Các kích thích tương ứng với cảm giác có đường dẫn truyền riêng, nhưng sẽ bao gồm các thành phần chung sau.

* Receptor

Nhận ra thay đổi (kích thích) và tạo ra các xung động.

Mỗi loại kích kích thích hay sự thay đổi của môi trường sẽ có những receptor riêng đáp ứng.

Mỗi kích thích đặc hiệu lại có tác động đến các receptor khác nhau. Tuy nhiên tất cả chúng đều đáp ứng theo một nguyên lý chung bằng sự dẫn truyền xung điện thần kinh.

Các receptor chuyển năng lượng từ kích thích bên ngoài thành năng lượng điện học của đường dẫn truyền.

* Neuron cảm giác

Chuyển các tín hiệu từ receptor nhận cảm tới thần kinh trung ương.

Các neuron cảm giác này có cả ở thần kinh ống sống và dây thần kinh sọ nhưng mỗi loại lại nhận được các kích thích riêng biệt từ một loại receptor tương ứng.

* Dải cảm giác

Chất trắng ở ống sống hoặc não chuyển các xung động đến vùng chuyên biệt ở não.

* Vùng cảm giác

Hầu hết ở vỏ não. Những vùng này tiếp nhận, phân tích và “phiên dịch” các cảm giác này.

Tìm hiểu về sự chuyển đổi các xung động thần kinh thành các cảm giác có từ khi sinh ra.

2. Cảm giác da

Da là cơ quan lớn tạo thành ranh giới ngăn cách bên ngoài và bên trong cơ thể và nó chứa hàng nghìn các thụ thể.

Lớp trung bì và mô dưới da có chứa hàng ngàn thụ thể cho cảm giác chạm, áp suất, nhiệt độ, ngứa và đau.

Các thụ thể cho nhiệt, ngứa và đau là các dây thần kinh trần, phản ứng với bất kỳ kích thích mạnh nào.

Các thụ thể xúc giác và áp suất là các dây thần kinh có vỏ - nghĩa là có một cấu trúc tế bào xung quanh đầu dây thần kinh.

Đối với ngứa là một cảm giác phức tạp và có ít nhất 2 loại ngứa:

  • Ngứa hóa học: Là kết quả của một chất kích thích như chất hóa học độc kích thích giải phóng histamin ở da. Đây là đáp ứng của hệ miễn dịch và histamin kích thích gây ngứa.
  • Ngứa cơ học: Có thể xảy ra khi vải thô gây kích ứng lên da hoặc khác. Kiểu ngứa này có thể gây nên cảm giác đau nhẹ, dẫn đến đau mức độ nặng hơn nếu không có vết xước trên da.
Câu hỏi: Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác khi có một vết ngứa trên da, nếu chỉ gãi nhẹ sẽ có cảm giác ngứa hơn, nhưng nếu gãi mạnh và có vết xước trên da thì đỡ ngứa hơn hẳn không. Lý do tại sao?
Trả lời: Khi có vết xước trên da sẽ có cảm giác đau, các xung do nó tạo ra có thể làm phân tán bộ não khỏi các xung do kích thích ngứa tạo ra. Một lập luận khác đó là các xung động do vết xước tạo ra ngăn cản các neuron ở ống sống mà chính chúng là một phần của đường dẫn truyền cảm giác ngứa.
Có thể bạn chưa biết: Vùng cảm giác không chỉ là nhận các xung thụ động - nghĩa là cảm nhận thấy như thế nào sẽ truyền thông tin lại như thế đó. Có những cảm giác được gọi là cảm giác qua học tập được tạo ra bởi não. Ví dụ như cảm giác ướt: Khi tay ta đeo gang tay mỏng, chống nước và nhúng ngón tay vào nước thì tay ta có cảm giác ướt mặc dù nó hoàn toàn khô. Đấy là do thùy đỉnh đã học cách liên kết tiếp nhận đồng thời xung kích thích về nhiệt độ và áp suất với cảm giác ướt.

Đau quy chiếu

Trong rất nhiều các bài học thuộc học phần bệnh học khi nói về triệu chứng lâm sàng về đau, nhưng lại không đau tại cơ quan bị tổn thương mà lại đau ở vị trí khác.

Tận cùng thần kinh trần được tìm thấy ở các cơ quan trong cơ thể. Đôi khi các cơn đau tạng lại được cảm nhận bởi cảm giác ở da, được gọi là cảm giác đau.

Ví dụ như: Cơn đau do nhồi máu cơ tim được cảm nhận là đau ở vùng tay và vai trái, hoặc cơn đau do sỏi mật là đau ở vai phải.

Câu hỏi: Tại sao xảy ra đau quy chiếu?
Trả lời:
  • Tín hiệu đau do các cơ quan nội tạng và da cùng chia sẻ chung đường dẫn truyền thần kinh lên não.
  • Khi một cơ quan nội tạng bị tổn thương, tín hiệu thần kinh đi chung đường với tín hiệu từ da → não không phân biệt được chính xác → cảm thấy đau ở vùng da đó.

Đau quy chiếu là một khía cạnh hữu ích trong chẩn đoán bệnh nhưng cũng là một khó khăn nếu như chỉ tập trung suy nghĩ là có tổn thương tại vùng đau.

3. Vị giác

Receptor vị giác được tìm thấy ở các nụ vị giác, hầu hết chúng nằm ở các nhú lưỡi. Các receptor hóa học phát hiện ra các chất trong dịch ở miệng. Các chất hóa học này là thức ăn và dung môi là nước bọt.

Có khoảng 5 loại receptor cảm nhận vị chính: Ngọt, chua, đắng, mặn và ngon miệng.

Câu hỏi: Vị ngon miệng là gì?
Trả lời: Ngon miệng là từ thường được dùng để chỉ chung khi ai đó ăn món gì thấy hợp khẩu vị, nhưng thực tế ngon miệng là một loại vị và nó là umami tức là vị của glutamate - vị ngọt thịt. Và receptor cảm nhận vị ngon miệng là receptor mGluR4 và T1R1/T1R3.
Có thể bạn chưa biết: Cay thực ra không phải là một vị. Ở lưỡi cũng chứa các receptor cảm giác đau, nóng; và khi chúng ta ăn những đồ cay ví dụ như ớt sẽ chứa chất capsaicin sẽ kích hoạt TRPV1, tạo cảm giác nóng rát, cay xè. Nếu nặng có thể gây tổn thương vị giác. Cảm giác đó chúng ta gọi là vị cay.

4. Khứu giác

Receptor của khứu giác là các receptor hóa học để phát hiện các hóa chất bay hơi, có thể tràn vào các khoang mũi trên.

Khứu giác có hàng trăm thụ thể khác nhau, khi được kích thích bởi phân tử hơi, các receptor khứu giác tạo ra các xung được thực hiện bởi các dây thần kinh khứu giác (dây thần kinh sọ 1) qua xương sàng tới hành khứu. Đường dẫn truyền này kết thúc ở vùng khứu giác ở thùy thái dương.

Hơi có thể kích thích nhiều tổ hợp receptor và người ta ước thín bộ não người có thể phân biệt 10.000 mùi hương khác nhau.

Có thể bạn chưa biết: Người ta nói rằng con mắt là cửa sổ của tâm hồn, ý chỉ con người sống trong thế giới qua con mắt nhưng loài chó lại sống trong một thế giới mùi hương. Khứu giác của loài chó nhạy hơn người gấp 2000 lần do có nhiều receptor hơn và đặc biệt vỏ não khứu giác của chó tương đối lớn hơn nhiều so với người.

Mất khứu giác được chia ra làm mất khứu giác tạm thời hoặc mất khứu giác vĩnh viễn

  • Mất khứu giác tạm thời thường do một số bệnh lý làm ngăn cản sự tiếp xúc của hơi với các receptor khứu giác.
  • Mất khứu giác vĩnh viễn là do sự giảm hoặc thoái hóa các receptor khứu giác, hoặc bị đứt sợi thần kinh khứu giác, hoặc tổn thương vùng não chịu trách nhiệm xử lý mùi từ khứu giác chuyển đến.

Việc mất khứu giác không đơn thuần chỉ là việc không ngửi thấy, không cảm nhận được mùi thơm ngon của thức ăn mà trong một số trường hợp có thể khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

Ví dụ như chúng ta không thể nhìn thấy, nghe thấy hay chạm thấy sự rò rỉ của khí gas, mùi từ thức ăn bị hư hỏng… những việc đó phải cần đến khứu giác để như thông tin trước vấn đề nguy hiểm.

5. Cảm giác đói và khát

Đói và khát có thể được gọi là cảm giác nội tạng, chúng được kích hoạt bởi những thay đổi bên trong cơ thể. Các receptor cho 2 cảm giác trên là những receptor chuyên biệt ở vùng dưới đồi.

Các receptor cho cảm giác đói phát hiện những thay đổi ở mức độ chất dinh dưỡng trong máu, mức độ hormon trong máu từ dạ dày và ruột non, và hormon leptin được tiết ra bởi mô mỡ; tất cả các tín hiệu hóa học này được thu thập bởi vùng dưới đồi.

Các receptor cho cảm giác khát phát hiện những thay đổi trong hàm lượng nước của cơ thể mà thực chất là tỷ lệ giữa muối và nước.

Có thể bạn chưa biết: Các receptor nhận biết cảm giác này là ở vùng dưới đồi nhưng chúng ta không cảm thấy khát hay đói ở đây, mà cảm giác đó được thiết lập tương ứng với các tạng trong cơ thể. Đói được phản ánh lên dạ dày, làm dạ dày co lại. Khát được phản ánh vào miệng và họng và nước bọt được tiết ra. Và điều khác biệt giữa đói và khát đó là:

  • Đối với đói: Nếu như không được đáp ứng thì các cảm giác đó sẽ dần giảm đi, đó là sự thích ứng. Lý do là sau khi lượng chất dinh dưỡng trong máu giảm xuống, chúng trở nên ổn định, như chất béo trong mô mỡ được sử dụng cho năng lượng. Với ít hoặc không có hoạt động tiêu hóa trong đường tiêu hóa, tiết hormon giảm. Không có những giao động mạnh về tín hiệu hóa học, các receptor ở vùng dưới đồi ít thay đổi để phát hiện và các cơn đói trở nên ít dữ dội hơn.
  • Đối với khát: Không có sự thích nghi. Nếu như không được thỏa mãn bằng việc uống nước tình trạng sẽ tiếp tục xấu đi.

6. Thị giác

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” - Đây là một cơ quan tương đối bé nhưng rất nhiều các chi tiết cấu tạo nên.

6.1 Mí mắt và hệ thống tiết nước mắt

Mí mắt chứa cơ xương cho phép mí mắt đóng và che mặt trước của nhãn cầu. Ở bờ của mí mắt có lông mi giúp ngăn bụi cho mắt.

Mí mắt được lót bằng một màng mỏng gọi là kết mạc, nằm ở phía trên phần trắng của mắt và kết hợp với biểu mô giác mạc. Viêm màng này được gọi là bệnh viêm kết mạc.

Nước mắt được tạo ra bởi các tuyến lệ, nằm ở góc trên, bên ngoài của nhãn cầu, trong hốc mắt. Tiết nước mắt xảy ra liên tục nhưng tăng lên bởi sự có mặt của dị vật (bụi, bọ…), hóa chất gây khó chịu, cảm xúc (buồn, hạnh phúc).

Nước mắt chủ yếu là nước với khoảng 1% là muối NaCl và cũng có Lysozyme (ức chế sự tăng trưởng của hầu hết các vi khuẩn trên mắt.

Câu hỏi: Tại sao hơi của hành lại gây chảy nước mắt?
Trả lời: Để giải thích cho hiện tượng này đó là một loạt các phản ứng đã diễn ra tạo ra chất hóa học gây kích ứng mắt. Mắt tiết ra nước mắt nhằm rửa trôi chúng. Việc cắt hành làm phá vỡ các tế bào giải phóng ra enzyme gọi là alinase, enzyme này phản ứng với sulfoxide chứa lưu huỳnh tạo thành acid sulfenic, acid sulfenic → syn-Propanethial-S-oxidase là loại khí dễ bay hơi. Khí này chính là tác nhân gây kích thích mắt.

Câu hỏi: Tại sao khi có các cảm xúc đặc biệt như buồn, hạnh phúc lại chảy nước mắt?
Trả lời: Nước mắt được tiết ra khi có cảm xúc đặc biệt như buồn, hạnh phúc sẽ khác với nước mắt sinh lý tiết ra để làm ẩm hoặc rửa trôi dị vật. Khóc là phản ứng phức tạp giữa tâm trí, não bộ và hormone. Do đó trong nước mắt cảm xúc, ngoài các thành phần của nước mắt sinh lý còn có hormon: Prolactin, Leu-enkephalin, ACTH.
Câu hỏi: Tại sao khi chảy nhiều nước mắt (khóc) lại gây ngạt mũi?
Trả lời: Nguyên nhân là do giữa mắt và mũi liên kết với nhau qua một ống dẫn gọi là ống lệ -mũi. Nước mắt không chỉ chảy ra ngoài mà còn chảy xuống mũi qua ống này làm mũi bị đầy nước và ẩm ướt bất thường. Niêm mạc mũi quá ẩm nên phản ứng lại bằng cách tiết thêm dịch nhầy để bảo vệ → phù nhẹ → làm hẹp đường thở mũi.

6.2 Nhãn cầu

Hầu hết nhãn cầu nằm trong hốc mắt và được bảo vệ bởi hốc mắt, được hình thành bởi các hệ thống các xương:

  • Xương gò má.
  • Xương bướm.
  • Xương sàng.
  • Xương lệ và xương trán.

Có 7 cơ bên ngoài của mắt được gắn vào khe của hốc mắt đến bề mặt của nhãn cầu.

  • Cơ thẳng trên.
  • Cơ thẳng trong.
  • Cơ thẳng dưới.
  • Cơ thẳng ngoài.
  • Cơ nâng mi trên.
  • Cơ chéo trên.
  • Cơ chéo dưới.

6.2.1 Các lớp của nhãn cầu

Nhãn cầu có ba lớp: củng mạc, hắc mạc và võng mạc.

* Củng mạc

  • Là lớp dày nhất, và được tạo bởi mô liên kết sợi, chúng tạo nên phần màu trắng của nhãn cầu mà ta có thể quan sát bằng mắt được.
  • Phần củng mạc ở phía trước được gọi là giác mạc, nó khác với phần còn lại của củng mạc ở chỗ nó trong suốt.
  • Giác mạc không có mao mạch, bao gồm mống mắt và đồng tử bên trong mắt, và là phần đầu tiên của mắt mà ánh sáng khúc xạ, hoặc uốn cong tia sáng.

* Lớp hắc mạc

  • Chứa các mạch máu và sắc tố màu xanh đậm (có nguồn gốc từ melanin) hấp thụ ánh sáng trong nhãn cầu và do đó ngăn ánh sáng chói (giống như cấu trúc màu đen của máy ảnh).
  • Phần trước của hắc mạc được biến đổi thành các cấu trúc chuyên biệt hơn: cơ mi và cơ mống mắt. Cơ mi là một cơ trơn bao quanh cạnh của thấu kính hay còn được gọi là nhân mắt và được kết nối với thấu kính bằng dây chằng treo.
  • Thủy tinh thể được tạo thành từ protein trong suốt, đàn hồi, và giống như giác mạc, không có mao mạch. Hình dạng của thủy tinh thể bị thay đổi bởi cơ mi (tạo thành một vòng tròn nhỏ hơn và thấu kính dày, hoặc giãn ra để tạo thành một vòng tròn lớn hơn với thấu kính mỏng), cho phép mắt tập trung ánh sáng từ các vật thể ở những khoảng cách khác nhau từ mắt.
  • Ngay trước ống kính là mống mắt, phần có màu của mắt; sắc tố của nó là một dạng của melanin. Những gì chúng ta gọi là “màu mắt” là màu của mống mắt và có đặc tính di truyền, giống như màu da. Hai loại cơ trơn trong mống mắt thay đổi đường kính của thủy tinh thể.
  • Sự co rút của các sợi xuyên tâm làm giãn đồng tử và cho phép nhiều ánh sáng qua hơn; đây là một phản ứng của hệ giao cảm. Sự co rút của các sợi tròn bao quanh thủy tinh thể, đây là một đáp ứng ngoại cảm (chi phối bởi dây thần kinh vận động).
  • Co thắt là một phản xạ bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng cường độ cao hoặc cho phép tầm nhìn gần hơn, như khi đọc.

* Võng mạc

  • Nằm ở hai phần ba phía sau nhãn cầu và chứa các thụ thể thị giác, là các receptor hình nón và hình que).
  • Các tế bào que chỉ phát hiện ra sự hiện diện của ánh sáng, trong khi các tế bào hình nón phát hiện các màu sắc, như bạn có thể biết từ vật lý, là các bước sóng khác nhau của ánh sáng nhìn thấy.
  • Các tế bào que có nhiều hơn ở phía ngoại vi, hoặc cạnh của võng mạc. Tầm nhìn tốt nhất của ta là trong ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm, mà điều này phụ thuộc vào các tế bào que.
  • Còn tế bào nón phổ biến nhất ở trung tâm của võng mạc, đặc biệt là khu vực được gọi là vết võng mạc (điểm vàng), trực tiếp phía sau trung tâm của thủy tinh thể, trên trục thị giác.
  • Hố trung tâm, trong đó chỉ chứa hình nón, là vùng điểm nhỏ nằm trong điểm vàng và là khu vực cho tầm nhìn màu sắc tốt nhất.

6.2.2 Các khoang nhãn cầu.

Có hai khoang trong mắt: khoang sau và khoang trước.

* Khoang trước

Các khoang phía trước được tìm thấy giữa mặt sau của giác mạc và mặt trước của thủy tinh thể và chứa thủy dịch, dịch mô của nhãn cầu. Thủy dịch được hình thành bởi mao mạch trong cơ thể mi, chảy phía trước qua đồng tử, và được tái hấp thu bởi kênh Schlemm (các tĩnh mạch nhỏ còn được gọi là xoang tĩnh mạch xơ cứng) tại điểm tiếp giáp của mống mắt và giác mạc.Bởi vì thủy dịch là chất lỏng, nên có thể nó có chức năng nuôi dưỡng mô

* Khoang sau

Các khoang sau lớn hơn được tìm thấy giữa thủy tinh thể và võng mạc, và có chứa dịch kính. Chất bán rắn này giữ cho võng mạc cố định tại chỗ. Nếu nhãn cầu bị thủng và thủy tinh thể bị mất, võng mạc có thể rơi ra khỏi màng mạch; đây là một nguyên nhân có thể có của võng mạc tách rời.

7. Thính giác (Tai)

Các phần của tai

Tai có 3 vùng chính: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài

Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai ngoài. Vành tai là sụn phủ da bên ngoài. Đối với động vật như chó, tai có thể di chuyển được, vành tai hoạt động như một phễu hứng sóng âm thanh. Tuy nhiên, đối với người, vành tai phẳng và đứng yên không quá quan trọng. Chức năng nghe sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu không có nó, mặc dù những người đeo kính sẽ khiến thị lực bị giảm sút khi không có vành tai. Ống tai được lót bằng da có

chứa các tuyến chất béo. Nó là một đường hầm nối vào tai giữa, cong nhẹ xuống và về phía trước.

Tai giữa

Tai giữa là một khoang chứa đầy không khí trong xương thái dương. Màng nhĩ căng phía cuối ống tai ngoài và rung khi sóng âm thanh truyền tới nó. Những rung động này được truyền đến ba xương thính giác: malleus, incus, và stapes (còn được gọi là xương búa, xương đe và xương bàn đạp, hình 9-9). Sau đó truyền rung động đến tai trong chứa đầy chất lỏng ở cửa sổ bầu dục.

Vòi tai (vòi eustach) kéo dài từ tai giữa đến mũi họng và cho phép không khí đi vào hoặc rời khỏi khoang tai giữa. Áp suất không khí ở tai giữa phải giống như áp suất khí quyển bên ngoài để màng nhĩ rung động đúng cách. Bạn có thể nhận thấy đôi tai của bạn “bật” khi ở

trên máy bay hoặc khi lái xe đến độ cao cao hơn hoặc thấp hơn. Nuốt hoặc ngáp tạo ra “tiếng bốp” bằng cách mở các ống eustach và cân bằng áp suất không khí.

Các ống eustach của trẻ em ngắn và gần như ngang và có thể làm cho vi khuẩn lây lan từ họng đến tai giữa.

Đây là lý do tại sao viêm tai giữa có thể là một biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn.

Tai trong

Trong xương thái dương, tai trong là một khoang được gọi là mê đạo xương (mê đạo là một loạt các đường dẫn hoặc đường hầm nối với nhau, giống như mê cung nhưng không có kết thúc; được lót bằng màng gọi là mê đạo màng. Ngoại dịch là chất lỏng được tìm thấy giữa xương và màng, và nội dịch là chất lỏng trong các cấu trúc màng của tai trong. Những cấu trúc này là ốc tai, có liên quan đến thính giác, và bóng bầu dục, cầu nang, và ống bán khuyên, tất cả đều liên quan đến trạng thái thăng bằng.

Mục Lục