Đợi Một Chút..!

Content

Sử Dụng Thuốc Ở Trẻ Em

Tại sao trong điều trị không nên xem “trẻ em là người lớn thu nhỏ” để tính toán liều dùng thuốc. Bởi vì ở trẻ em không chỉ nhỏ hơn về kích thước và khối lượng cơ thể mà còn là sự chưa hoàn chỉnh các về chức năng liên quan đến chuyển hóa thuốc. Nếu ngoại suy tuyến tính dựa trên mối quan hệ giữa cân nặng và liều dùng, thuốc có thể quá liều hoặc không đủ liều hoặc chưa đủ điều kiện để sử dụng.

 

1. Sự khác biệt về dược động học, dược lực học ở trẻ em so với người lớn

1.1. Phân lớp tuổi trong nhi khoa

Trên hướng dẫn thông tin thuốc của một số nhãn không ghi rõ số tuổi mà ghi theo phân loại trẻ em:

  • Sơ sinh: < 1.
  • Trẻ 1 năm: 1 - 12 tháng tuổi.
  • Trẻ nhỏ: 1 - 6 tuổi.
  • Trẻ lớn: 6 - 12 tuổi.
  • Thiếu niên: 12 - 18 tuổi.

1.2 Khác biệt về dược động học ở trẻ em

Từ viết tắt

SKD: Sinh khả dụng.

Vd: Thể tích phân bố.

1.2.1 Giai đoạn hấp thu

Thông số

Đặc điểm thay đổi

Kết quả thay đổi DĐH

Độ tuổi hoàn thiện như người lớn

pH dạ dày

pH cao (chưa tiết đủ acid)

Tăng SKD thuốc Base.

Giảm SKD thuốc Acid

3 tháng

Dịch dạ dày ruột

Giảm dịch mật và enzym tụy

Giảm SKD thuốc tan trong mỡ

1 tuổi

Tiêm bắp

Khối lượng cơ bắp nhỏ.

Giảm tưới máu.

Giảm tốc độ hấp thu

 

Da

Niêm mạc da mỏng

Tăng hấp thu

4 tháng với lớp biểu bì

 

Đối với trẻ em, khuyến khích dùng đường tiêm tĩnh mạch.

Với thuốc bôi trên da, đặc biệt cần thận trọng khi bôi Corticoid trên diện tích lớn.

1.2.2 Giai đoạn phân bố

Thông số

Đặc điểm thay đổi

Kết quả thay đổi DĐH

Độ tuổi hoàn thiện như người lớn

% nước trong cơ thể

Tăng tổng lượng nước.

Tăng dịch ngoại bào.

Tăng Vd của thuốc tan trong nước

12 tuổi.

% mỡ trong cơ thể

Sơ sinh 12-16% tăng trong độ tuổi 5-10. Những năm sau đó giảm

 

17 tuổi

Protein huyết tương

Giảm Protein toàn phần, albumin, glycoprotein.

Tăng Bilirubin không liên hợp.

Tăng Vd và dạng tự do của thuốc do thiếu Protein gắn, nguy cơ thế chỗ bilirubin.

1 tuổi.

Hàng rào máu não

Chưa hoàn thiện

Tăng nồng độ trong hệ thần kinh

Lưu ý

 

Hàng rào máu não

  • 0 - 4 tháng: Hàng rào máu não còn non nớt tính thấm cao, một số thuốc và độc tố có thể xâm nhập vào dễ dàng.
  • 4 tháng - 2 năm: Hàng rào bắt đầu hoàn thiện, chức năng bảo vệ ngăn chặn trở nên hiệu quả hơn.
  • Sau 2 năm: Hàng rào máu não cơ bản đã hoạt động giống với người lớn nhưng vẫn có sự phát triển và hoàn thiện tiếp ở những năm sau đó.
  • Sau 20 tuổi: Hoàn thiện cao nhất, giúp kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của các chất vào hệ thần kinh trung ương.

1.2.3 Giai đoạn chuyển hóa

Hệ thống enzym chuyển hóa tại gan thấp khi mới sinh ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của hầu hết các thuốc.

Thời điểm hoàn thiện có thể là 6 tháng hoặc 3-5 tuổi đối với tùy loại enzym.

Thuốc có thể giảm chuyển hóa tăng hoạt tính và tăng tác dụng phụ với trẻ em.

1.2.4 Giai đoạn thải trừ

 

Thông số

Đặc điểm thay đổi

Kết quả thay đổi DĐH

Độ tuổi hoàn thiện như người lớn

Chức năng lọc cầu thận

Thấp khi mới sinh, đặc biệt ở trẻ sinh thiếu tháng

Tăng thời gian bán thải

3-6 tháng

Tiết ống thận

Thấp khi mới sinh

Tăng thời gian bán thải

7 tháng -1 năm.

 

Một số thuốc có đặc tính là thải trừ chủ yếu qua thận, nên khi chức năng thận chưa hoàn chỉnh làm kéo dài thời gian bán thải, tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

1.3 Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng trên trẻ em.

Trong tờ thông tin thuốc luôn có giới hạn độ tuổi được phép sử dụng và những cảnh báo nguy cơ tác dụng không mong muốn có thể gặp nếu dùng cho đối tượng này.

Một số lưu ý về độ tuổi khi dùng thuốc thường gặp.

  • Kháng sinh Tetracyclin: Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi do gắn vào calci men răng làm mất màu men răng vĩnh viễn gây ố vàng hoặc xám. Làm chậm tốc độ phát triển của xương dài ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
  • Kháng sinh nhóm Fluoroquinolon: Không dùng cho người dưới 18 tuổi do gây tổn thương sụn thoái hóa sụn làm chậm phát triển của xương.
  • Thuốc chống nôn Domperidon (Motilium): Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi hoặc dưới 35kg. Do hệ tim mạch chưa phát triển hoàn chỉnh nguy cơ rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, đột tử do tim.

2. Sử dụng thuốc trên trẻ em

2.1 Tính toán liều lượng của thuốc

Để tính liều dùng cho trẻ điều đầu tiên cần quan tâm đến độ tuổi và chắc chắn trả lời được là độ tuổi đó đã được phép sử dụng loại thuốc này hay chưa.

Chú ý và khoảng điều trị của thuốc. Những thuốc có khoảng điều trị hẹp không nên tự tính liều tại nhà thuốc vì nguy cơ gây độc với người sử dụng.

Phương pháp tính liều chủ yếu là tính theo cân nặng phổ biến với các loại thuốc kháng sinh, Paracetamol, NSAID… Theo độ tuổi với các thuốc siro Ho cảm dược liệu, cảm cúm, kháng H1….

2.2 Đường đưa thuốc

Đường uống

Với trẻ em dưới 7 tuổi: Ưu tiên thuốc dạng siro, bột pha hỗn dịch, thuốc giọt

Lưu ý: Một số thuốc dạng viên muốn nghiền pha vào nước cho trẻ dễ uống cần chú ý đến dạng bào chế của thuốc, không áp dụng với thuốc có dạng bào chế đặc biệt như dạng giải phóng kéo dài, viên bao tan trong ruột.

Đường hô hấp

Với các thuốc dạng xông, xịt. Cần thực hiện đúng thao tác, kỹ thuật của dụng cụ.

Đường đặt trực tràng

Áp dụng với mục đích cần tác dụng nhanh như cắt cơn sốt cao mà đường uống không đáp ứng, trẻ đang nôn ăn/uống gì vào cũng sẽ nôn.

Cách đặt thuốc đúng cách:

  • Vệ sinh tay và hậu môn.
  • Tư thế nằm: nằm nghiêng co gối lên ngực.
  • Đặt thuốc vào hậu môn sâu khoảng 2-3 cm.
  • Giữ mông khép lại 1-2 phút để thuốc không bị đẩy ra ngoài.
  • Nằm yên trong 10-15 phút.

 

Mục Lục