Đợi Một Chút..!

Content

Sử Dụng Thuốc Ở NCT

Nước ta đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở NCT. Việc trang bị những kiến thức và kỹ năng áp dụng trên nhóm đối tượng này càng được chú trọng. Sự lão hóa của các cơ quan, tâm sinh lý thay đổi đều là những thách thức cho việc dùng thuốc sao cho hiệu quả.

1. Những thay đổi về sinh lý, bệnh lý, tâm lý ở NCT ảnh hưởng đến sử dụng thuốc

1.1 Thay đổi về sinh lý

Cũng giống như những thay đổi ở đối tượng trẻ em chỉ khác là trẻ em thì chưa hoàn thiện còn người cao tuổi thì bắt đầu suy giảm và lão hóa.

Cơ quan

Thay đổi

Hậu quả

Tim mạch

Giảm tế bào cơ tim.

Tâm thất, thành động mạch bị xơ cứng.

Giảm các tế bào tạo nhip xoang.

Giảm nhạy cảm ở các thụ thể Beta.

Các tế bào tim còn hoạt động phải ra tăng hiệu suất dẫn đến phì đại.

Gia tăng các bệnh lý về tim mạch.

Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp tư thế.

Thần kinh TW

Giảm khối lượng và tuần hoàn máu não.

Giảm thủ thể Dopaminergic, muscarinic và serotonin.

Suy giảm trí nhớ, lú lẫn, giảm chất lượng giấc ngủ.

Tiêu hóa

pH dạ dày tăng.

Lưu lượng máu giảm.

Chậm tháo rỗng dạ dày.

Diện tích bề mặt hấp thu giảm.

Tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng.

Các thuốc có thể giảm SKD do tốn nhiều thời gian lưu trữ tại dạ dày.

Gan

Khối lượng gan giảm (20-40%).

Lưu lượng máu qua gan giảm ( 35%).

Giảm enzym chuyển hóa thuốc.

Ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của thuốc. Thuốc có thể tăng dược tính, tăng tác dụng phụ.

Thận

Khối lượng thận giảm.

Lưu lượng máu giảm.

sức lọc cầu thận giảm, bài tiết qua ống thận giảm.

Kéo dài thời gian bán thải của thuốc. Tăng nguy cơ gặp ADR.

 

Với những thay đổi không thể tránh khỏi như vậy sẽ có những bệnh gọi là nhóm bênh người cao tuổi và việc dùng thuốc trên đối tượng này cần chú ý đền liều dùng và đường dùng thích hợp.

Ngoài ra, ở NCT thì còn có những thay đổi: Tỷ lệ nước giảm, khối cơ giảm, mỡ tăng, Albumin huyết tương giảm nên cũng sẽ ảnh hưởng đến dược động học của thuốc khi dùng.

1.2 Thay đổi về bệnh lý

Việc các cơ quan trong cơ thể NCT đều bị lão hóa, suy giảm chức năng sẽ kéo theo nguy cơ mắc đồng thời cùng lúc nhiều bệnh lý nền.

Do vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi điều trị những bệnh khác.

1.3 Thay đổi về tâm lý

Đây cũng là một vấn đề khó khăn để tuân thủ điều trị, dẫn đến thất bại.

Không ít NCT do phải cùng lúc điều trị quá nhiều bệnh sinh ra tâm lý chán nản, trầm cảm rồi tự ý bỏ thuốc.

Vì những thay đổi sinh lý nên việc điều trị bệnh có thể sẽ không có kết quả tốt và sớm như ở người trẻ. Thời gian điều trị kéo dài và có thể thất bại khiến nhiều người mất niềm tin vào việc dùng thuốc, không muốn dùng thuốc để điều trị hoặc tự ý bỏ thuốc giữa chừng.

Tiếp nhận các thông tin sức khỏe không chính xác trên các phương tiện truyền thông, tin vào những lời quảng cáo sai thay vì tin vào lời bác sĩ/nhân viên y tế.

Có một tâm lý tuy không phổ biến nhưng rất khó xử lý đó là xem những người thầy thuốc là người đang cố hại mình, chỉ muốn lấy tiền của mình.

2. Những vấn đề liên quan đến thuốc ở NCT

2.1 Vấn đề về đa dược học

Sử dụng nhiều thuốc cùng lúc trên 1 bệnh nhân (từ 5 thuốc trở lên) có sự xuất hiện của các thuốc không cần thiết.

Nguy cơ có thể xảy ra

  • Gia tăng ADR có thể gặp phải.
  • Tăng nguy cơ tương tác thuốc.
  • Tăng gánh nặng chi phí cho bệnh nhân.
  • Giảm tuân thủ điều trị có thể do quên vì quá nhiều loại.

2.2 Vấn đề về an toàn thuốc

Ở NCT có thể nhạy cảm hơn ở người trẻ trên một số cơ quan dẫn đến tỷ lệ gặp ADR cao hơn.

  • NCT có nguy cơ gặp viêm loét dạ dày cao hơn người trẻ nếu sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như NSAID.
  • Hệ thần kinh trung ương cũng sẽ khó hồi phục hơn sau khi sử dụng các thuốc có khả năng ức chế như thuốc ngủ.
Có một biến cố khi sử dụng thuốc ở NCT do những thay đổi về sinh lý đó là “Dòng thác kê đơn”. Đó là từ điều trị ban đầu - Sinh ra biến cố có hại - Thuốc được kê tiếp theo để giải quyết biến cố đó.

2.3 Vấn đề sử dụng thuốc

Tuân thủ điều trị là mức độ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng như các hướng dẫn được cung cấp bởi nhân viên y tế.

Như thế nào được xem là không tuân thủ điều trị?

  • Không dùng đủ thuốc theo liệu trình.
  • Tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định.
  • Tự ý dùng thêm hoặc bớt đi thuốc được kê đơn.
  • Sử dụng thuốc không đúng thời điểm/khoảng cách đưa liều theo đơn được kê.
  • Sử dụng thuốc sai cách, liên quan đến khả năng tự thực hiện với một số loại thuốc đặc biệt VD thuốc dạng xịt.
Mở rộng: Có những trường hợp bệnh nhân vẫn dùng đúng thời điểm, đúng liều nhưng không mang lại hiệu quả điều trị nên tự ý bỏ thuốc như sử dụng thuốc xịt hen hay một số loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt, cần kỹ thuật thao tác. Điều này đòi hỏi người dược sĩ khi giao thuốc cho bệnh nhân cần chắc chắn là bệnh nhân đã nắm vững và có thể thực hiện đúng thao tác.

Làm thế nào để NCT tăng tuân thủ điều trị?

Dựa trên một số nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị để đưa ra giải pháp.

  • Giảm thị lực khiến bệnh nhân nhìn nhầm thuốc: Ghi nhãn phụ với cỡ chữ to.
  • Giảm trí nhớ: Sử dụng hộp thuốc chia liều chia sẵn thuốc cho bệnh nhân, chọn hộp chia thích hợp.
  • Khó nuốt: Đổi dạng bào chế phù hợp như từ viên nén chuyển qua dạng nước (dung dịch, hỗn dịch, siro).
  • Giảm thính lực: Thay thế hướng dẫn bằng viết.
  • Chi phí cho thuốc: Lựa chọn thuốc Genergic.

3. Nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc ở NCT

  • Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, cân nhắc các biện pháp không dùng thuốc.
  • Luôn xem xét tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.
  • Biện pháp tăng liều dần dần.
  • Cân nhắc việc các bệnh nền đang mắc ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc.
  • Chọn dạng bào chế thuốc phù hợp với bệnh nhân.
  • Lưu ý các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh nhân không tuân thủ điều trị để có biện pháp xử lý ngay từ ban đầu.
  • Nên lưu giữ hồ sơ sử dụng thuốc của bệnh nhân theo dõi hiệu quả cùng các ADR gặp phải.
Mục Lục